Nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong đời sống hàng ngày là rất lớn. Từ cá nhân đến các doanh nghiệp với đủ các loại mặt hàng kích cỡ lớn nhỏ. Nhưng không phải ai cũng biết cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ khi giao nhận chuyển hàng sao cho đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Hàng dễ vỡ khi giao vận chuyển cần đóng gói như thế nào?

1. Sử dụng chất liệu là tấm bọt khí cuộn kín sản phẩm


Các bọt khí này có chức năng đàn hồi chống va đập.


Giấy gói Bubble là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (1,27 cm) giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Quá trình gắn này cho phép nilon xốp tạo đệm để tránh va chạm.


Giấy gói bubble ô lớn có khả năng đệm, và có thể được gói ngoài hầu hết các sản phẩm, không kể hình dạng hoặc kích thước.

 

Khi sử dụng giấy gói bubble ô lớn, dùng vài lớp để đảm bảo toàn bộ sản phẩm được đệm, và đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ các góc và cạnh. Khi gói nhiều hàng hóa, bọc riêng từng mặt hàng. Những mặt hàng dễ vỡ cần phải đặt cách nhau các góc cạnh, mặ trên và mặt dưới thùng.


Mỗi mặt hàng cần được bọc bằng tấm bọt có độ dày ít nhất là 2 inch( khoảng 5,08cm) và đặt cách vách thùng 2 inch. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm không bị hư hỏng do va chạm vào nhau và bảo vệ sản phẩm không bị rung lắc do lực truyền vào từ ngoài thùng. Sử dụng đủ tấm bọt để bảo đảm không di chuyển mặt hàng bên trong thùng khi lắc thùng.


 

2. Sử dụng hộp kép

 

Đóng hộp kép hoặc đóng nhiều hộp là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ các mặt hàng dễ vỡ ở những nơi mà việc đóng gói không phù hợp để vận chuyển qua các hãng vận tải như Kerry sử dụng để phân phối thủ công và tự động


Đảm bảo gói hàng ban đầu ở tình trạng tốt và nguyên vẹn. Nên thay thế hoặc sửa chữa các miếng bọt bị nứt hoặc gãy. Đảm bảo rằng mặt hàng không thể di chuyển trong gói hàng ban đầu.


Chọn một hộp chứa hàng vận chuyển mới có độ bền được khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (15,24 cm) so với kích thước của thùng ban đầu. Lót xuống đáy của hộp chứa hàng vận chuyển mới bằng hai hoặc ba inch (5,08 cm đến 7,62 cm) vật liệu ép lỏng (đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 10 lbs/ 4,54 kg), giấy gói bubble (đối với hàng hoá có khối lượng lên đến 50 lbs/22,68kg), bọt phủ, tấm phủ polyetylen hoặc các vật liệu lót khác.


Đặt thùng của nhà sản xuất ban đầu ở trên vật liệu lót và ở giữa hộp chứa hàng vận chuyển và đặt tấm lót xung quanh năm cạnh còn lại. Dán kín các nắp hộp bằng vật liệu và phương pháp được khuyên dùng.


 

3. Cách đóng gói đối với chai lọ chứa chất lỏng


Các bình, chai lọ chứa chất lỏng phải được bị kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị để dốc ngược. Các bình, lọ chứa chất lỏng này phải được bảo quản đặt trong một thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc, có khoảng trống ở giữa để lèn vật liệu hút chất lỏng (mùn cưa) đảm bảo hút hết chất lỏng trong trường hợp bình, lọ bên trong bị bể vỡ.

Nếu nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản phẩm. Sử dụng thêm các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở …